Đức Mẹ Măng Đen – Điểm du lịch hành hương huyền bí nổi tiếng

          Măng Đen đại ngàn duyên dáng uyển chuyển giữa lòng Kon Tum, thị trấn Măng Đen không chỉ nổi tiếng bởi những khu du lịch sinh thái tự nhiên mà còn bởi các di tích tôn giáo có ý nghĩa. Không thể không nhắc đến đó là Tượng Đức Mẹ Măng Đen. Tượng Đức Mẹ Măng Đen hay còn được gọi là Tượng Đức Mẹ Fatima là một điểm du lịch mà du khách thường ghé thắm khi đến với Măng Đen. Không chỉ là địa điểm du lịch Măng Đen dành cho du khách phương xa, Tượng Đức Mẹ Măng Đen còn là điểm hành hương của những người theo Công giáo của giáo phận Kon Tum mỗi năm.

         Hãy cùng theo chân Bình An Tour tham quan khu di tích này và tìm hiểu tại sao Đức Mẹ Măng Đen lại nổi tiếng đến thế và cùng nhau tìm hiểu những ý nghĩa được ẩn giấu đằng sau tượng Đức Mẹ các bạn nhé!

Đức Mẹ Măng Đen ở đâu?

          Đức Mẹ Măng Đen có tên gọi khác: Đức Mẹ Sầu Bi, Đức Mẹ La Vang, Đức Mẹ Fatima, Đức Mẹ Salette.

          Vị trí: QL24, thôn Măng Đen, xã Đắk Lông, huyện Kon Plông tỉnh Kon Tum (địa điểm du lịch Măng Đen) Việt Nam, cách giữa trung tâm Thành phố Kon Tum 60km, với độ cao khoảng 1.200m, khí hậu ở đây luôn thoáng đãng se lạnh, nhiệt độ không lúc nào quá 20 độ C và lúc nào cũng xuất hiện sương mù. Đây là bức tượng đình đám huyền bí, linh thiêng. Đây là một di tích lịch sử lịch sử du lịch hành hương công giáo với phần đông tất cả chúng ta thiên chúa giáo trong và ngoài nước lúc đến Tây Nguyên.

    • Giờ mở cửa: 07:00 – 19:00.
    • Ngày hành hương chính thức: 09/12.

Nguồn gốc Đức Mẹ Măng Đen

          Theo tài liệu của Tòa Giám mục Kon Tum và tường trình của linh mục Giuse Nguyễn Minh Kông (còn được viết là “Công”) đây là bức tượng được tạc theo tượng Đức Mẹ Fatima do linh mục Tôma Lê Thành Ánh tặng và được đưa đến Măng Đen bằng trực thăng (ngày nay vẫn còn dấu tích một sân bay dã chiến thấy rõ, cách điểm đặt tượng khoảng 2 km).

          Tượng được dựng trên một trụ đài đơn sơ như hiện giờ vào giữa năm 1971. Năm 1974, do hỏa lực chiến tranh, bức tượng cũng bị hư hỏng và bị bỏ sâu trong rừng rậm. Sau chiến tranh, bức tượng bị bỏ phế trong một thời gian dài vì không có tuyến giao thông và không có cư dân sinh sống gần đó.

          Đầu thập niên 1980, do chính sách xây dựng các vùng kinh tế mới của Chính phủ, một số người dân sinh sống tại lâm trường Măng Cành đã phát hiện ra bức tượng này. Bà Đào Thị Hương, người được cho là đã có công bảo tồn bức tượng, thì cho đến đầu năm 1987, tượng vẫn còn nguyên. Tuy nhiên, đến cuối năm 1987 thì tượng bị mất tay, không rõ nguyên nhân.

          Bức tượng này còn có một tên gọi khác thường được dân bản địa truyền tai nhau là Đức Mẹ cụt tay. Sở dĩ gọi như vậy là bởi khi tượng được tìm thấy từ dưới lòng đất đã bị mất đầu và gãy tay.

          Người tìm thấy là một công nhân máy ủi, sau này anh đã cố gắng chế tạo lại một chiếc đầu mới theo hiểu biết của mình. Tuy nhiên lại thất bại khi cố gắng phục chế lại đôi tay. Đó chính là lý do ngày nay tượng Đức Mẹ được nhìn thấy với chiếc đầu khác lạ và bị thiếu mất hai bàn tay.

          Pho tượng cụt tay xấu xí là yếu tố độc đáo, độc nhất vô nhị, biểu lộ sức thiêng phi thường mà người ta không tìm thấy ở bất cứ trung tâm Thánh Mẫu nào khác. Phần tay tuy được phục chế nhiều lần, nhưng về sau được giữ nguyên hình dáng tay cụt. Một số giáo dân cho rằng, với hình dáng cụt tay như trên, làm liên tưởng đến hình tượng Đức Mẹ phù hộ cho con người bất hạnh mắc các bệnh như phong cùi, HIV/AIDS…

          Giữa khung cảnh rừng núi mênh mông, thâm u, xung quanh là rất nhiều hoa và những dãy ghế đá, với những tấm biển “Tạ ơn Đức Mẹ” được Giáo dân mang đến, bức tượng hiện lên với đầy vẻ linh thiêng, huyền bí…

Ngày lễ, hành hương Đức Mẹ Măng Đen

          Tòa Giám Mục Kon Tum đã chính thức chọn địa điểm đặt tượng Đức Mẹ này làm địa điểm hành hương kính viếng Đức Mẹ của Giáo Phận Kon Tum, và định ngày 9 – 12 hàng năm, ngay sau ngày Lễ Mừng Đức Mẹ Vô Nhiễm Nguyên Tội 8 – 12, làm ngày hành hương chính thức cho toàn giáo phận Kon Tum.

          Hàng năm cứ vào ngày 9/12 rất nhiều người từ khắp nơi đổ về đây, cùng cầu nguyện trước Đức Mẹ Măng Đen mong được Người che chở và cầu một cuộc sống an bình. Du khách đến thăm nơi đây Còn bởi cảnh quan thoáng đãng, bình yên, không khí trong lành.

          Ngoài ra, nếu bạn đi dạo quanh khu di tích sẽ thấy rất nhiều dãy ghế đá với lời đề “Tạ ơn Đức Mẹ” được người dân mang đến đặt ở xung quanh. Giữa chốn núi rừng âm u sâu thẳm, chi tiết này lại càng tôn lên nét huyền bí, linh thiêng cho bức tượng.

Hàng ghế đá tạ ơn Đức Mẹ Măng Đen

Đức Mẹ Măng Đen ban ơn

          Hình ảnh Đức Mẹ Măng Đen với bóng dáng gầy cụt tay của người phụ nữ Tây Nguyên. Hình hài đó giúp người ta liên tưởng đến những người có cuộc đời bất hạnh được mẹ an ủi. Đối với ai mắc ung thư hay những căn bệnh hiểm nghèo đến với mẹ sẽ được cảm thông, nâng đỡ cách riêng. Tùy từng ý xin của mỗi người mà ban ơn cho như người mẹ che chở đứa con thơ.

          Chính vì vậy, tượng được nhiều giáo dân cũng như khách du lịch khắp nơi đến viếng. Bên cạnh đó cũng có rất nhiều người không thể có mặt tận nơi đã tạc tượng Đức Mẹ Măng Đen để tôn sùng. Nên họ đặt mua tượng ở nhà để chia sẻ niềm vui nỗi buồn trong cuộc sống với mẹ mà không cần đi xa.

Một số lưu ý khi đến thăm Đức Mẹ Măng Đen

    • Nếu bạn có dự định đến đây để tham quan, đừng quên chuẩn bị áo khoác và áo mưa vì thời tiết tại Kon Tum khá se lạnh và thường xuyên có những cơn mưa bất chợt. Bên cạnh đó, bạn có thể chuẩn bị một ít hoa tươi hoặc bánh trái để lại dưới chân tượng nếu đến đây để cầu nguyên.
    • Đặc biệt, bạn nên đến vào ngày 9/12 hàng năm để có thể chứng kiến lễ dâng thánh vô cùng long trọng được tổ chức bởi giám mục Hoàng Đức Anh cùng các linh mục, tu sĩ và hơn 2000 tín đồ thường dân.

          Hy vọng với những chia sẻ ở trên, bạn đọc đã nắm rõ thông tin khu di tích hành hương tượng Đức Mẹ Măng Đen. Bạn còn chần chờ gì nữa mà không “xách ba lô lên và đi” khám phá, tìm hiểu Đức Mẹ Măng Đen kết hợp với những danh thắng và di tích nổi tiếng Măng Đen tại đây

          Bình An Tour chúc bạn sẽ có những trải nghiệm tuyệt vời trên hành trình khám phá Măng Đen Kon Tum sắp tới nhé!

Xem thêm:

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

6 + 3 =